![]() |
|
Thread Tools |
#1191
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Mọi người bình tĩnh chút hôm nay mình làm việc cả ngày ở cơ quan trưa cũng 0 về nền chả viết được gì (Đang vào trộm voz bằng máy cơ quan đây) có điều hôm nay nhờ trực máy chủ mà mình kiếm được 2 bài viết rất hay từ kho tư liệu đã chụp ảnh màn hình lại, tối mình sẽ up lên cho
![]()
__________________
願在衣而為領 Ước được làm cổ áo 承華首之餘芳 Son phấn hưởng dư hương. 悲羅襟之宵離 Ngủ, áo nàng lại cởi 怨秋夜之未央 Sao tối mãi đếm trường! Nhàn tình phú 閑情賦 - Đào Uyên Minh 陶淵明 |
#1192
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Quote:
__________________
good man make bad man. |
#1193
|
||
|
||
Re: Quốc sử Quán vOz
lên là lên
![]() |
#1194
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Đây bài đầu tiên
Nền hành chính triều Nguyễn từ năm 1802 - 1823 Tác giả Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]()
__________________
願在衣而為領 Ước được làm cổ áo 承華首之餘芳 Son phấn hưởng dư hương. 悲羅襟之宵離 Ngủ, áo nàng lại cởi 怨秋夜之未央 Sao tối mãi đếm trường! Nhàn tình phú 閑情賦 - Đào Uyên Minh 陶淵明 Last edited by nvh92; 27-04-2015 at 21:14. |
#1195
|
||
|
||
Re: Quốc sử Quán vOz
Chính quyền của triều Nguyễn hình như mô phỏng hoàn toàn nhà Thanh thì phải. Bên kia có Quân Cơ xứ thì nhà Nguyễn lập ra Cơ Mật viện.
|
TongthongGorbachyov |
View Public Profile |
Find all posts by TongthongGorbachyov |
#1196
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Quote:
Nhưng chính vua Tự Đức cũng phải công nhận việc tổ chức hành chính - chính trị của nhà Thanh cực kỳ hoàn bị, lớp lang (Và đúng là thế thật) nên cũng đã học theo rất nhiều Vả chăng việc nước ta học theo cách tổ chức hành chính - chính trị của TQ vốn đâu phải từ thời nhà Nguyễn các đời trước đều học theo cả mà ![]()
__________________
願在衣而為領 Ước được làm cổ áo 承華首之餘芳 Son phấn hưởng dư hương. 悲羅襟之宵離 Ngủ, áo nàng lại cởi 怨秋夜之未央 Sao tối mãi đếm trường! Nhàn tình phú 閑情賦 - Đào Uyên Minh 陶淵明 |
#1197
|
||
|
||
Re: Quốc sử Quán vOz
Các thời trước học thì đúng, tiến bộ. Nhưng cái thời không cần học nhất thì đi học, trong khi đã biết đến thằng Pháp và bọn Tây từ rất lâu, còn qua lại với chúng nó. Tội của đám vua quan nhà Nguyễn đúng là lớn thật. Nên cái công thống nhất san hà, mở mang bờ cõi cũng không thể bù lại được.
Quote:
|
TongthongGorbachyov |
View Public Profile |
Find all posts by TongthongGorbachyov |
#1198
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Bài tiếp theo này rất thú vị, nó viết về thương mại của nước ta
![]() Vị trí của Phố Hiến và Domea trong hệ thống thường mại Đàng Ngoài thế kỷ 16-17 Tác giả: PGS - TS Nguyễn Văn Kim Khoe chút TS Kim là 1 trong các thầy giáo đã từng dạy mình đó ![]() ![]() Bài hơi dài mọi người chịu khó nhé ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
#1199
|
|||
|
|||
Re: Quốc sử Quán vOz
Trang phục thời Nguyễn
Nhà Nguyễn tuy là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta nhưng có thể khẳng định đây là vương triều có văn hiến rất cao, trong bối cảnh khi đó nhà Thanh vốn có gốc gác dân du mục - là những người mà Nho gia coi như mọi rợ, thiếu văn minh - thì nhà Nguyễn với tư tưởng Hoa di và đế vương tự nhận mình là chủ nhân chính thống của văn minh Hoa Hạ, quy chế áo mũ, phục sức đều theo hướng phục cổ lấy Hán - Đường - Tống làm chuẩn mực A) Trang phục hoàng đế 1) Lễ phục Vua Nguyễn có 2 loại lễ phục là Lễ phục Cổn Miện dùng trong tế Giao và lễ phục Xuân Thu dùng trong tế Tông Miếu Cổn Miện Về Lễ phục Cổn Miện mình đã viết rất rõ trong phần trang phục thời Lý rồi Ở đây chỉ xin nếu ra mấy điểm, với nhà Nguyễn, lễ phục Cổn Miện chỉ được chính thức sử dụng từ năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng, trước đó vua dùng mũ Cửu Long Thông Thiên (Tên gọi khác của mũ Xung Thiên dưới thời Nguyễn) + hoàng bào Chỉ tới năm 1830 vua Minh Mạng ới chính thức xác lập quy chế Cổn Miện, cấu tạo của Cổn Miện nhà Nguyễn về cơ bản tuân theo quy chế cổ Tuy nhiên vẫn có các biến dị nhất định về độ cao rộng dài, màu sắc...đây chính là điểm đại đồng tiểu dị của văn hóa ![]() ![]() Ảnh chụp vua Khải Định mặc Cổn Miện, ở đây ông đã mặc sai quy cách đáng nhẽ ra Đại Thụ (Miếng vải che thân dưới chỗ mình khoanh tròn) phải mặc đằng sau thì ông lại mặc đằng trước, chỗ đó đáng nhẽ ra phải mặc Tế Tất ![]() Hiện vật áo Cổn Tế Giao của vua triều Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Việt Nam (Ảnh của Philippe Trương) ![]() ![]() Cấu tạo cụ thể bộ Lễ phục Cổn Miện của vua Khải Định trong sách Ngàn năm áo mũ, cấu tạo như mình nói ở trên là cơ bản như quy chế cổ (Xem phần Lễ Phục vua Lý để biết rõ), tuy vậy vẫn xin chú giải rõ lại 1 lần nữa. Cấu tạo chung của bộ Cổn Miện 1) Mũ Miện 12 dây lưu nhìn từ trên xuống. 2) Mũ Miện nhìn từ trực diện. 3) Mũ Miện nhìn ngang. 4) Dây thùy anh màu vàng gắn trâm ngọc. 5) Cái Hốt (còn gọi là Khuê, Trấn Khuê...) 6) Hia 7) Đại đới 8) Cách đới 9) Bội 10) Tạp bội 11) Tiểu thụ 12) Cổn phục 12 chương Cấu tạo cụ thể của bộ Cổn phục 12 chương (12 hoa văn): A) Áo xanh đen có 6 chương, bao gồm: - a, Nguyệt (Mặt trăng) - b, Nhật (Mặt trời) - c, tinh thìn ( Sao) - d, Sơn (Núi) - e, Long, (Rồng) - f, Hoa trùng. B) Thường cũng với 6 chương C) Tế tất thêu 2 chương là Long và Sơn D) Đại thụ ![]() ![]() Mũ Miện của vua khải Định được nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc phục dựng dựa theo tư liệu còn lại (Hiện giữ tại bảo tàng lịch sử VN) , bản phục dựng này chuẩn tới 90% trừ thiếu dây thùy anh màu vàng dùng để buộc mũ. ![]() Tranh vẽ phục dựng lại cả bộ Cổn miện của Khải Định với các chỉnh sửa chuẩn theo quy chế ![]() Đặt Khải Định và Triều Tiên Thuần Tông (1874 - 1926), vua của Đại Hàn Đế quốc (1897 - 1910) khi mặc Cổn Miện cạnh nhau, trang phục bên nào đẹp hơn ? ![]() ![]() Phục dựng lại Cổn miện của Thuần Tông (trên) và bản phục dựng với người mẫu thật (dưới), có thể thấy giống như nước ta, dù cấu tạo đại để vẫn hệt như quy chế cổ nhưng vẫn có biến dị, ngoài ra không hiểu sao các bản phục dựng này đáng ra nên có 12 dây lưu 12 ngọc thì lại chỉ có 9 dây lưu 9 ngọc ![]() ![]() Một bản phục dựng Cổn Miện chuẩn hơn nhưng 0 phải lấy mẫu từ Cổn Miện của Triều Tiên Thuần Tông Lễ phục Xuân Thu (春秋冠 - Xuân Thu quan) Lễ phục Xuân Thu được dùng trong tế Tông Miếu Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục thì từ thời Gia Long đã có lễ phục Xuân Thu :" Buổi hôm trước ngày hết tang một năm, vua (chỉ Gia Long) bỏ áo tang, nội giám đem cất đi. Đến ngày đó, bàn thờ bày đặt như nghi thức tế điện lớn. Vua mặc đồ trắng, đội mũ Xuân Thu bằng sa trắng, áo giao lĩnh, bằng sa trắng, thường bằng lụa trắng, giày và bít tất trắng (...) Tế điện lớn, tế cửu ngu, tế tốt khốc đồ mặc cũng theo như thế (...) còn tế Luyện, tế Tường và tế Đàm thì sau ngày tốt khốc mới cử hành. Tế Luyện vua mặc Lễ phục, đội mũ Xuân Thu bằng sa thâm, áo giao lĩnh bằng sa thâm, thường bằng lụa biếc lót lụa trắng, giày và bít tất đen. Tế Tường và tế Đàm vua mặc đồ màu, mũ Xuân Thu bằng nhiễu thâm, áo gia lĩnh bằng sa đoạn màu bảo lam, thường bằng sa biếc lót trắng, bít tất lam, giày đen" Theo quy chế đời Gia Long, lễ phục Xuân Thu có 3 kiểu phục vụ cho các dịp khác nhau, tuy nhiên sang tới thời Minh Mạng đã được giản lược chỉ còn một kiểu duy nhất là mũ Xuân Thu màu đen mặc với áo giao lĩnh màu thiên thanh (màu huyền) cho tất cả các dịp Riêng về cấu tạo lễ phục Xuân Thu dựa theo Đại Nam thực lục có thể thống kế quy chế đời Minh Mạng như sau : - Mũ Xuân Thu: làm bằng sa trừu màu đen, đính 1 bông hoa bạc, khảm 1 hạt pha lê lấp lánh. - Võng Cân: một chiếc, sức bốn khuyên bạc. - Áo giao lĩnh: làm bằng sa mát thuần chỉ màu thiên thanh, áo lót là bằng sa mát thuần chỉ màu tuyết bạch, đều thêu hoa văn rồng mây, sóng nước. Hoặc làm bằng đoạn bát ti thuần bóng chỉ hai lộ, màu thiên thanh, thêu rồng mây, bên trong lót giao lĩnh 12 hoa mẫu đơn chéo màu ngọc lam. Cổ áo và 2 dải thùy lưu đều dùng màu gốc của áo. - Thường: làm bằng sa mát thêu hoa nhỏ, màu ngọc lam, viền bằng đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh. Kế y làm bằng lụa sống. - Bít tất: thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu lam, giữa là tơ Bát ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, trong lót lụa đỏ. - Hia: có thân hia bằng tơ bát ti bóng màu thâm, bên trong lót lĩnh bóng màu bảo lam. ![]() ![]() Tranh vẽ vua Gia Long đội mũ Xuân Thu của họa sĩ Pháp vẽ lại theo trí nhớ, vì thế họa sĩ đã vẽ sai rất nhiều từ màu áo tới cổ áo của vua, tới cả màu, hoa văn trên mũ. Mình chỉ tạm dùng tranh để mọi người hình dung được dáng mũ Xuân Thu ra sao thôi. ![]() Tranh vẽ quan văn nhà Nguyễn mặc lễ phục Xuân Thu của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, tranh này chỉ đúng có phần mũ Xuân Thu và màu áo, còn lại sai rất nhiều vì cho hoa văn cột thủy và thủy ba vào áo, lại cho thêm cả họa tiết Hoa ổ lên áo ![]() Ảnh chụp quan văn mặc lễ phục Xuân Thu, chuẩn là phải thế này ![]() Tranh vẽ mũ Xuân Thu của họa sĩ cung đình Tôn Thất Sa Võng cân (Đã nói trong phần trang phục dân gian thời Lê Trung Hưng) thời Nguyễn được du nhập vào nước ta học theo chế độ nhà Minh và dược dùng trong Lễ phục - Triều phục Tuy nhiên Võng cân của nhà Nguyễn được dùng rất ít và kiểu võng cân cũng 0 như nhà Minh hay Triều tiên mà dạng hình thoi chỉ vừa đủ che trán ![]() Võng cân do họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ ![]() Võng cân và minh họa thắt Võng cân trong sách Kỹ thuật của người An Nam
__________________
願在衣而為領 Ước được làm cổ áo 承華首之餘芳 Son phấn hưởng dư hương. 悲羅襟之宵離 Ngủ, áo nàng lại cởi 怨秋夜之未央 Sao tối mãi đếm trường! Nhàn tình phú 閑情賦 - Đào Uyên Minh 陶淵明 Last edited by nvh92; 06-02-2016 at 12:29. |
#1200
|
||
|
||
Re: Quốc sử Quán vOz
Hình như mình có đọc ở đâu đó, có thể do bạn post là cái tua rua trên mũ của Hoàng đế chuẩn mực của nó bắt buộc phải có 12 tua rua. Nhưng mình thấy trong cái mũ phục chế của Khải Định thì đúng, hình như trong ảnh của vua Triều Tiên cũng đúng, nhưng trong ảnh của Khải Định và ảnh phục chế của bọn Hàn thì chắc chắn là ít hơn. Vì sao vậy?
|
TongthongGorbachyov |
View Public Profile |
Find all posts by TongthongGorbachyov |
![]() |
Thread Tools | |
|
|